Luận Văn Việt chuyên dịch vụ làm đồ án thuê tại Hà Nội xin chia sẻ bài viết về Tiền lương là gì? Bản chất và chức năng của tiền lương.
![](https://static.wixstatic.com/media/434170_a4b2fe36f144479baa5ce4696be26b93~mv2.jpg/v1/fill/w_800,h_300,al_c,q_80,enc_auto/434170_a4b2fe36f144479baa5ce4696be26b93~mv2.jpg)
Tiền lương là gì? Bản chất và chức năng của tiền lương
1.Bản chất của tiền lương
Để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh cần phải có các yếu tố cơ bản: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Trong đó lao động là yếu tố chính có tính chất quyết định. Lao động không có giá trị riêng biệt mà lao động hoạt động tạo ra giá trị riêng biệt.
Cái mà người ta mua bán không phải là lao động mà là sức lao động trở thành hàng hoá thì giá trị của nó được đo bằng lao động kết tinh trong một sản phẩm. Người lao động bán sức lao động và nhận được giá trị của sức lao động dưới hình thái lương.
Theo quan điểm tiền lương là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ quy định thì bản chất tiền lương là giá cả hàng hoá sức lao động được hình thành thông qua sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động đồng thời chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế trong đó có quy luật cung cầu.
Tiền lương người lao động nhận được phải đảm bảo là nguồn thu nhập, nguồn sống của bản thân người lao động và gia đình, là điều kiện để người lao động hoà nhập với xã hội.
Cũng như các loại giá cả hàng hoá khác trên thị trường tiền lương và tiền công của người lao động ở khu vực sản xuất kinh doanh do thị trường quyết định. Nguồn tiền lương và thu nhập của người lao động bắt nguồn từ kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, sức lao động là yếu tố mang tính quyết định. Do đó có thể nói tiền lương là phạm trù của sản xuất yêu cầu phải tính đúng, tính đủ trước khi trả hoặc cấp phát cho người lao động.
Cũng chính vì sức lao động là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất cần phải được bù đắp sau khi đã hao phí, nên tiền lương cũng phải được thông qua quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân dựa trên hao phí, hiệu quả lao động. Và ở đây tiền lương lại thể hiện là một phạm trù phân phối. Sức lao động là hàng hoá nên tiền lương cũng là phạm trù trao đổi. Nó đòi hỏi phải ngang giá với giá cả tư liệu tiêu dùng, sinh hoạt.
Như vậy tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền lao động, tiền tệ và nền sản xuất hàng hoá. Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá sức lao động mà người lao động để bù đắp hao phí lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Mặt khác, về hình thức trong điều kiện tồn tại của nền sản xuất hàng hoá và tiền tệ thì tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá trị sản phẩm do lao động tạo ra. Tuỳ theo cơ chế quản lý mà tiền lương có thể được xác định là một bộ phận của chi phí sản xuất cấu thành nên giá thành sản phẩm hay một bộ phận của thu nhập.
📷
Bản chất của tiền lương
2. Chức năng của tiền lương
Tiền lương là một nhân tố hết sức quan trọng của quá trình quản lý nói chung và quản lý lao động tiền lương nói riêng. Dưới đây là một số chức năng cơ bản sau:
– Kích thích lao động (tạo động lực): Chức năng này nhằm duy trì năng lực làm việc lâu dài có hiệu quả, dựa trên cơ sở tiền lương phải đảm bảo bù đắp sức lao động đã hao phí để khuyến khích tăng năng suất, tạo niềm hứng khởi trong công việc, phát huy tinh thần sáng tạo tự học hỏi để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để từ đó giúp họ làm việc với hiệu quả cao nhất và mức lương nhận được thỏa đáng nhất.
– Giám sát lao động: Giúp nhà quản trị tiến hành kiểm tra theo dõi, giám sát người lao động làm việc theo kế hoạch của mình nhằm đạt được những mục tiêu mong đợi đảm bảo tiền lương chi ra phải đạt được hiệu quả cao không chỉ tính theo tháng, quý mà còn được tính theo hàng ngày, từng giờ trong toàn doanh nghiệp hoặc các bộ phận khác nhau
– Điều hoà lao động: Đảm bảo vai trò điều phối lao động hợp lý người lao động sẽ từ nơi có tiền lương thấp đến nơi có tiền lương cao hơn với mức lương thỏa đáng họ sẽ hoàn thành tốt công tác công việc được giao
– Tích luỹ: Với mức tiền lương nhận được, người lao động không những duy trì cuộc sống hàng ngày mà còn để dự phòng cho cuộc sống sau này khi họ đã hết khả năng lao động hoặc gặp rủi ro bất ngờ.
3. Quỹ tiền lương
* Quỹ tiền lương là toàn bộ số tiền lương tính theo số công nhân viên của doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương, bao gồm các khoản sau:
– Tiền lương tính theo thời gian
– Tiền lương tính theo sản phẩm
– Tiền lương công nhật, lương khoán
– Tiền lương trả cho người lao động chế tạo ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định.
– Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan.
– Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian điều động công tác,đi làm nghĩa vụ trong phạm vi chế độ quy định.
– Tiền lương trả cho người lao động khi đã nghỉ phép, đi học theo chế độ quy định.
– Tiền trả nhuận bút, giảng bài.
– Tiền thưởng có tính chất thường xuyên
– Phụ cấp làm đêm, thêm giờ, thêm ca
– Phụ cấp dạy nghề
– Phụ cấp công tác lưu động
– Phụ cấp khu vực, thâm niên ngành nghề
– Phụ cấp trách nhiệm
– Phụ cấp cho những người làm công tác khoa học kỹ thuật có tài năng.
– Phụ cấp học nghề, tập sự
– Trợ cấp thôi việc
– Tiền ăn ca của người lao động.
Ngoài ra trong quỹ tiền lương con gồm cả khoản tiền chi trợ cấp bảo hiểm xã hội cho công nhân viên trong thời gian ốm đau, thai sản, tai nạn lao động (BHXH trả thay lương).
Quỹ tiền lương trong doanh nghiệp cần được quản lý và kiểm tra một cách chặt chẽ đảm bảo việc sử dụng quỹ tiền lương một cách hợp lý và có hiệu quả.
Quỹ tiền lương thực tế phải được thường xuyên đối chiếu với quỹ lương kế hoạch trong mối quan hệ với việc thực hiện kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp trong kỳ đó nhằm phát hiện kịp thời các khoản tiền lương không hợp lý, kịp thời đề ra các biện pháp nhằm nâng cao năng suất lao động, đảm bảo thực hiện nguyên tắc phân phối theo động, thực hiện nguyên tắc mức tăng năng suất lao động bình quân nhanh hơn mức tăng tiền lương bình quân góp phần hạ thấp chi phí trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng tích luỹ xã hội.
Trên phương diện hạch toán tiền lương thì tiền lương của công nhân viên gồm 2 loại: Tiền lương chính và tiền lương phụ.
– Tiền lương chính: là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân viên thực hiện nhiệm vụ chính của họ, bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo như lương phụ cấp chức vụ.
– Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân viên thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian công nhân viên nghỉ theo chế độ được hưởng lương nghỉ phép, đi họp, đi học, việc chia tiền lương chính và phụ có ý nghĩa quan trọng trong công tác kế toán tiền lương và phân tích các khoản mục chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm.
Trong công tác kế toán, tiền lương chính của công nhân sản xuất thường hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm và tiền lương chính của công nhân sản xuất trực tiếp có quan hệ trực tiếp tới số lượng công việc hoàn thành.
Comments