top of page

Cac mo hinh doanh nghiep o Viet Nam

Writer's picture: Luận Văn ViệtLuận Văn Việt

Luận Văn Việt Group chuyên dịch vụ luan van tot nghiep, xin chia sẻ bài viết về các mô hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

📷Các mô hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

1/ Khái niệm mô hình doanh nghiệp

Từ trước tới nay chúng ta đã được biết đến rất nhiều khái niệm về doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp nhưng chúng ta lại không biết khái niệm Mô hình doanh nghiệp là gì?

Theo Dore F. d Stefano, Mô hình doanh nghiệp là một tài liệu ngắn gọn mô tả diện mạo một công ty và nó phân với các đối thủ như thế nào bằng chính chất lượng hàng hóa và dịch vụ của nó.

Xuất phát từ các định nghĩa khác nhau của từng loại hình doanh nghiệp và định nghĩa mô hình doanh nghiệp ở trên. Chúng ta có thể hiểu:

Mô hình doanh nghiệp là một loại hình doanh nghiệp cụ thể, nó mô tả diện mạo, hình thức tổ chức và đặc trưng riêng có của từng loại hình doanh nghiệp. Có nhiều mô hình doanh nghiệp khác nhau và mỗi loại mô hình doanh nghiệp có đặc điểm riêng để phân biệt với các mô hình doanh nghiệp khác.

📷

Khái niệm mô hình doanh nghiệp

2/ Phân loại các mô hình doanh nghiệp

a/ Phân loại mô hình doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp nước ta, có các loại hình doanh nghiệp sau:

– Doanh nghiệp nhà nước (DNNN):

DNNN: là một tổ chức kinh doanh, do nhà nước thành lập, hoặc tham gia thành lập đầu tư trên 50% vốn điều lệ và quản lý hoặc tham gia quản lý với tư cách chủ sở hữu. Đồng thời là một pháp nhân kinh tế, hoạt động theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật.

– Doanh nghiệp tư nhân (DNTN).

DNTN là DN do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

+ DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huy động vốn.

+ Mỗi cá nhân chỉ được phép thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

– Công ty cổ phần (CTCP).

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

+ Cổ đông có quyền tự do chuyển đổi cổ phần của mình cho người khác, trừ những trường hợp quy định tại khoản 3 điều 81 và khoản 5 điều 84 của luật DN.

+ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa.

+ Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

+ Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

+ Cổ phần được chia thành 2 loại, cổ phần phổ thông (người có nó được gọi là cổ đông phổ thông) và cổ phần ưu đãi (người có cổ phần loại này gọi là cổ đông ưu đãi).

+ Cổ phần được cho bởi các cổ phiếu. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên.

+ Công ty cổ phần có quyền phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty.

+ Công ty cổ phần có Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị và giám đốc (hoặc tổng giám đốc).

– Công ty hợp danh (CTHD).

CTHD là doanh nghiệp, trong đó:

+ Phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty (thành viên hợp danh), cùng nhau kinh doanh dưới một tên gọi chung, ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn.

+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.

+ Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong pham vi số vốn đã góp vào công ty.

+ CTHD không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào.

+ CTHD có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn (CTTNHH).

Công ty TNHH là doanh nghiệp trong đó:

+ Các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào DN.

+ Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43,44,và 45 của luật doanh nghiệp.

+ Thành viên có thể là tôt chức, cá nhân, số lượng thành viên không vượt  quá 50.

+ Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phiếu.

+ Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

+ Công ty TNHH 1 thành viên là DN do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.

+ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì có hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc (hoặc tổng giám đốc).

– Hợp tác xã (HTX).

HTX là một tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã viên) có cùng nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất tinh thần góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

DN có vốn đầu tư nước ngoài đó là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (liên doanh vốn với bên Việt Nam, 100% vốn nước ngoài của một nước hoặc nhiều nước có hoặc không có lao động của người nước ngoài) tại Việt Nam.

Hiện tại, chúng tôi đang cung cấp dịch vụ viết luận văn bằng tiếng anhnhan chay spss,… chuyên nghiệp nhất thị trường.

3 views0 comments

Recent Posts

See All

Tim hieu Bancassurance o Viet Nam

Luận Văn Việt Group chuyên làm luận văn thuê cần thơ xin chia sẻ bài viết về Bancassurance là gì? Lý thuyết căn bản về Bancassurance...

Mau loi nhan xet cua don vi thuc tap tot nghiep moi nhat

Luận Văn Việt chuyên viết thuê luận văn thạc sĩ uy tín xin chia sẻ bài viết về Mẫu lời nhận xét của đơn vị thực tập tốt nghiệp chuẩn. Sau...

Commentaires


© 2013 by luanvanviet.com

Theo dõi

  • Fanpage Luận Văn Việt

Thanks for submitting!

bottom of page