top of page

Ke toan cong no trong doanh nghiep tai Luan Van Viet

Writer's picture: Luận Văn ViệtLuận Văn Việt

Trong bài viết này, Luận Văn Việt chuyên làm luận văn tốt nghiệp đại học xin chia sẻ đến bạn những lý thuyết liên quan đến kế toán công nợ trong doanh nghiệp một cách tổng quát nhất. Nếu bạn đang làm luận văn kế toán liên quan đến đề tài này thì có thể tham khảo bài viết này.

📷

Cơ sở lý luận về kế toán công nợ trong doanh nghiệp

1. Khái niệm kế toán công nợ

Trong quá trình kinh doanh thường xuyên phát sinh các mối quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với người bán, người mua, cán bộ công nhân viên,… Các quan hệ thanh toán này là cơ sở phát sinh các khoản phải thu, khoản phải trả. Kế toán khoản phải thu và nợ phải trả gọi chung là kế toán công nợ. Như vậy kế toán công nợ là một phần hành kế toán có nhiệm vụ hạch toán các khoản nợ phải thu, nợ phải trả diễn ra liên tục trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Nguyễn Tấn Bình, “Kế toán tài chính”, 2011).

2. Kế toán nợ phải thu

Các khoản phải thu là một loại tài sản của công ty tính dựa trên tất cả các khoản nợ, các giao dịch chưa thanh toán hoặc bất kỳ nghĩa vụ tiền tệ nào mà các con nợ hay khách hàng chưa thanh toán cho công ty. Các khoản phải thu được kế toán của công ty ghi lại và phản ánh trên bảng cân đối kế toán, bao gồm tất cả các khoản nợ công ty chưa đòi được, tính cả các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán.

Trong doanh nghiệp, các khoản phải thu bao gồm: Phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác, tạm ứng, trả trước,…Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là phải thu khách hàng.

3. Kế toán nợ phải trả

Theo VAS 01: Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua như mua hàng hóa chưa trả tiền, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay nợ, cam kết bảo hành hàng hóa, cam kết nghĩa vụ hợp đồng, phải trả nhân viên, thuế phải nộp, phải trả khác mà doanh nghiệp phải thanh toán từ nguồn lực của mình. 

Các khoản phải trả trong doanh nghiệp bao gồm: Phải trả người bán, phải trả nội bộ, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả người lao động, phải trả khác,…

4. Nguyên tắc hạch toán kế toán công nợ

Theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu, phải trả theo từng đối tượng, thường xuyên tiến hành đối chiếu, kiểm tra, đôn đốc việc thanh toán được kịp thời. 

Kiểm tra, đối chiếu theo định kỳ hoặc cuối mỗi niên độ từng khoản phải thu, phải trả phát sinh, số đã thu, đã trả; số còn phải thu, phải trả; đặc biệt là đối với các đối tượng có quan hệ giao dịch, mua bán thường xuyên, có số dư phải thu, phải trả lớn. 

Sở dĩ, cuối mỗi niên độ, thậm chí cuối mỗi kỳ kế toán, bộ phận kế toán công nợ phải tiến hành đối chiếu các khoản phải thu, phải trả với từng đối tượng để tránh sự nhầm lẫn, đồng thời, kịp thời phát hiện những sai sót để kịp thời sửa chữa. Mặt khác, đó cũng là việc làm cần thiết để lập được bộ chứng từ thanh toán công nợ hoàn chỉnh. 

Đối với các khoản công nợ có gốc ngoại tệ cần phải theo dõi cả về nguyên tệ và quy đổi theo đồng tiền Việt Nam. Cuối mỗi kỳ đều phải điều chỉnh số dư theo tỷ giá hối đoái thực tế. 

Phải hạch toán chi tiết theo cả chỉ tiêu giá trị và hiện vật đối với các khoản nợ bằng vàng, bạc, đá quý. Cuối kỳ, phải điều chỉnh số dư theo giá thực tế. 

Phân loại các khoản nợ phải thu, phải trả theo thời gian thanh toán cũng như theo từng đối tượng để có biện pháp thu hồi hay thanh toán. 

Căn cứ vào số dư chi tiết bên Nợ hay bên Có của các tài khoản phải thu, phải trả để lấy số liệu ghi vào các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán mà tuyệt đối không được bù trừ số dư giữa hai bên Nợ, Có với nhau.

5. Vai trò của kế toán công nợ

Nhiệm vụ của kế toán công nợ là phải theo dõi, phân tích, đánh giá và tham mưu để cấp quản lý có những quyết định đúng đắn trong hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể: 

Tính toán, ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ từng khoản nợ phải thu – nợ phải trả theo từng đối tượng về số nợ phải thu – nợ phải trả, số nợ đã thu – nợ đã trả, số nợ còn phải thu – phải trả. 

Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành chế độ, quy định về quản lý các khoản nợ phải thu, nợ phải trả. 

Tổng hợp và xử lý nhanh thông tin về tình hình công nợ trong hạn, đến hạn, quá hạn và công nợ có khả năng khó trả, khó thu để quản lý tốt công nợ, góp phần cải thiện tốt tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Kế toán công nợ ở bất kỳ tổ chức nào cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Tùy vào quy mô, ngành nghề kinh doanh, trình độ tổ chức, quản lý bộ máy và trình độ cán bộ làm công tác kế toán công nợ để bố trí, sắp xếp số lượng nhân viên trong phần hành kế toán công nợ cho hợp lí. Quản lý công nợ tốt không chỉ là yêu cầu mà còn là vấn đề cần thiết quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp trong tình hình hiện nay.

1 view0 comments

Recent Posts

See All

Tim hieu Bancassurance o Viet Nam

Luận Văn Việt Group chuyên làm luận văn thuê cần thơ xin chia sẻ bài viết về Bancassurance là gì? Lý thuyết căn bản về Bancassurance...

Mau loi nhan xet cua don vi thuc tap tot nghiep moi nhat

Luận Văn Việt chuyên viết thuê luận văn thạc sĩ uy tín xin chia sẻ bài viết về Mẫu lời nhận xét của đơn vị thực tập tốt nghiệp chuẩn. Sau...

コメント


© 2013 by luanvanviet.com

Theo dõi

  • Fanpage Luận Văn Việt

Thanks for submitting!

bottom of page