Trong bài viết này, Luận Văn Việt chuyên viết thuê luận án tiến sĩ sẽ chia sẻ đến bạn khái niệm, những đặc điểm và chức năng của bảo lãnh ngân hàng. Nếu bạn đang làm luận văn về chủ đề này hãy tham khảo ngay bài viết này.
📷
Khái niệm, đặc điểm và chức năng của bảo lãnh ngân hàng
1. Khái niệm
Khái niệm bảo lãnh
Phương thức bảo lãnh là bất cứ một sự bảo lãnh, một sự cam kết hay bất cứ một sự cam kết thanh toán nào của trung gian tài chính hoặc của pháp nhân hay thể nhân bằng văn bản là sẽ bồi thường một số tiền nhất định, nếu đến hạn mà người được bảo lãnh không hoàn thành nghĩa vụ như quy định trên thư bảo lãnh.
Theo luật Dân sự Việt Nam điều 336, khái niệm bảo lãnh được xác định “Bảo lãnh là việc người thứ ba (gọi là người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (gọi là người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là người được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”.
Khái niệm bảo lãnh ngân hàng
Bảo lãnh ngân hàng chính là cam kết bằng văn bản của ngân hàng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng số tiền đã được trả thay.
Cam kết bảo lãnh: Là văn bản bảo lãnh của tổ chức tín dụng, bao gồm:
Thư bảo lãnh: là cam kết đơn phương bằng văn bản của tổ chức tín dụng về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Hợp đồng bảo lãnh: Là thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng và bên nhận bảo lãnh hoặc giữa tổ chức tín dụng, bên nhận bảo lãnh, khách hàng và các bên liên quan (nếu có) về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Trong kinh doanh ngày nay, bảo lãnh ngân hàng luôn được xem như tấm Giấy thông hành cho doanh nghiệp trong các hoạt động mua bán trả chậm. Việc này không những tạo thuận lợi cho kế hoạch của doanh nghiệp mà các đối tác kinh doanh cũng sẽ có cơ sở để tin tưởng doanh nghiệp hơn.
Vì là một nghiệp vụ mới nên hiện có rất nhiều tranh cãi về đặc điểm của loại hình dịch vụ này. Xét về bản chất, bảo lãnh ngân hàng là hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (giao dịch bảo đảm) mang tính phái sinh. Vấn đề được đặt ra là quan hệ bảo lãnh có phải là quan hệ hợp đồng hay chỉ là cam kết đơn phương? Hợp đồng bảo lãnh ngân hàng được ký kết giữa những chủ thể nào? Trong trường hợp phát sinh tranh chấp về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ bảo lãnh thì cơ quan tài phán có thể xem xét một cách độc lập với quan hệ phát sinh nghĩa vụ được bảo lãnh hay không?
Ngoài dịch vụ viết luận văn tốt nghiệp của Luận Văn Việt, bạn có thể tham khảo dịch vụ làm báo cáo thuê , ho tro spss , viết luận văn tiếng anh , làm tiểu luận thuê
2. Đặc điểm cơ bản
2.1. Tính chất độc lập
Mặc dù nội dung của bảo lãnh được xây dựng trên cơ sở nội dung của hợp đồng thương mại, hợp đồng vay vốn hay hợp đồng đấu thầu nhưng đặc trưng nổi bật của bảo lãnh đó là nó độc lập và tách biệt với các quan hệ thương mại và vay nợ.
Điều này có nghĩa là thư bảo lãnh độc lập và tách rời khỏi cơ sở hình thành ra nó. Trong bất kỳ một bảo lãnh nào cũng tồn tại ít nhất ba mối quan hệ của ba hợp đồng, và tính chất độc lập của của nó được thể hiện rõ nét trong từng mối quan hệ giữa các bên liên quan.
Thứ nhất là quan hệ giữa người được bảo lãnh và người nhận bảo lãnh (người thụ hưởng) trong hợp đồng thương mại, hợp đồng vay nợ hay đấu thầu. Đây là hợp đồng đóng vai trò cốt yếu và là cơ sở cho việc xây dựng hai hợp đồng còn lại.
Thứ hai là quan hệ giữa người được bảo lãnh và ngân hàng phát hành bảo lãnh trong hợp đồng cung cấp dịch vụ hay tài trợ giữa khách hàng và ngân hàng.
Thứ ba là quan hệ giữa người thụ hưởng và ngân hàng phát hành bảo lãnh thể hiện qua cam kết bảo lãnh của ngân hàng đối với khách hàng của mình (người được bảo lãnh).
Như vậy các hợp đồng được hình thành xuất phát từ những mối quan hệ giữa các đối tượng riêng biệt, đồng thời do được chi phối bởi các mục đích khác nhau nên tính pháp lý cũng như quyền lợi của các bên liên quan hoàn toàn mang tính độc lập. Mặc dù giữa các hợp đồng đều có sự ràng buộc theo quan hệ liên đới, mỗi hợp đồng vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của nhau, song ngân hàng với vai trò là người cung cấp dịch vụ và cam kết thanh toán sẽ phải thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của mình trên cơ sở độc lập về quyền và nghĩa vụ riêng biệt trong hai hợp đồng.
Tuy nhiên tính độc lập của bảo lãnh không chỉ giới hạn ở quan hệ giữa các bên liên quan mà còn thể hiện trong trách nhiệm thanh toán của ngân hàng phát hành. Trách nhiệm này hoàn toàn độc lập với quan hệ giữa ngân hàng phát hành và người được bảo lãnh. Mặc dù, mục đích của bảo lãnh là nhằm bồi hoàn cho Người thụ hưởng những thiệt hại từ việc không thực hiện hợp đồng đó. Nhưng việc thanh toán hoàn toàn chỉ căn cứ vào các điều khoản và điều kiện đã được quy định ở trong bảo lãnh.
Do vậy, Những vấn đề nảy sinh giữa các bên trong hợp đồng thương mại như các tranh chấp hợp đồng, hay các quyền kháng nghị từ hợp đồng đều không hề ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa ngân hàng và bên người thụ hưởng. Giữa ngân hàng và bên thụ hưởng chỉ có mối ràng buộc ở các điều kiện bảo lãnh. Một khi điều kiện bảo lãnh của ngân hàng được tuân thủ thì ngân hàng phát hành không thể vì bất kỳ một lý do nào đó như: ràng buộc giữa Người được bảo lãnh và ngân hàng phát hành không chặt chẽ, Người được bảo lãnh bị phá sản, Người được bảo lãnh vẫn còn nợ ngân hàng phát hành, Người được bảo lãnh và Người thụ hưởng đang tranh cãi về hình thức vi phạm và mức độ thiệt hại…mà từ chối hay cố tình trì hoãn việc thanh toán. Trách nhiệm này đòi hỏi ngân hàng phải thực sự thận trọng và cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định cung cấp dịch vụ bảo lãnh cho một khách hàng nào đó.
Đồng thời cũng vì lý do này mà người được bảo lãnh để được ngân hàng bảo lãnh cần tuân thủ chặt chẽ các cam kết của mình với bên yêu cầu bảo lãnh và với ngân hàng bảo lãnh. Ngân hàng sau khi xem xét, kiểm tra các chứng từ cần thiết sẽ phải thanh toán rồi mới đòi bồi hoàn từ người được bảo lãnh.
Tuy nhiên, tuỳ từng hình thức bảo lãnh mà đặc trưng này được thể hiện rõ nét hay không. Nếu điều kiện đòi tiền là do chính người thụ hưởng lập và ghi “Tuyên bố vi phạm”(Statement of default), thì tính chất độc lập ở đây là gần như tuyệt đối. Ngược lại, nếu bảo lãnh quy định xuất trình chứng từ từ phía bên thứ ba như chứng thực của một cơ quan độc lập về sự vi phạm của người được bảo lãnh, quyết định của trọng tài, thậm chí phán quyết của toà án hay văn bản của người được bảo lãnh thì tính độc lập của nghiệp vụ bảo lãnh cũng đã ít nhiều bị điều chỉnh.
2.2. Bảo lãnh là một hoạt động ngoại bảng
Bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động ngoại bảng nhưng lại được quản lý như một nghiệp vụ tín dụng.
Bản chất của bảo lãnh là một hình thức tài trợ thông qua uy tín. Khi phát hành một cam kết bảo lãnh, bảng cân đối tài sản của ngân hàng không hề bị thay đổi. Do vậy, nghiệp vụ bảo lãnh được coi là một hoạt động ngoại bảng. Tuy nhiên, trong trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng theo các điều khoản được ghi trong cam kết bảo lãnh, ngân hàng buộc phải sử dụng nguồn vốn của mình để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh. Nếu bên được bảo lãnh chưa hoàn trả ngay cho ngân hàng, ngân hàng sẽ cấp một khoản tín dụng bắt buộc cho bên được bảo lãnh. Khi đó, nghiệp vụ bảo lãnh sẽ tác động đến bảng cân đối tài sản của ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản và các chỉ tiêu tài chính của ngân hàng. Bởi vậy, tuy là một hoạt động ngoại bảng, bảo lãnh vẫn phải được giám sát và quản lý một cách chặt chẽ như các hình thức cấp tín dụng khác.
Comments