top of page

Khai niem phat trien ben vung

Writer's picture: Luận Văn ViệtLuận Văn Việt

Khái niệm phát triển bền vững

Thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (do Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (International Union for Conservation of Nature – IUCN công bố) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học” [158] 

📷

Phát triển bền vững là gì?

Tuy nhiên, khái niệm phát triển bền vững đã được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 bởi Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển (WCED – World Commission on Environment and Development) còn được biết đến là Ủy ban Brundtland. Ủy ban Brundland đã có những đóng góp đáng ghi nhận vào quá trình phát triển bền vững: Thứ nhất, WCED đề ra trách nhiệm của thế hệ hiện tại phải đảm bảo những cơ hội và lựa chọn phát triển của các thế hệ tương lai thông qua việc bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thứ hai, WCED đặt ra mục tiêu giảm nghèo ở các nước đang phát triển như là một trục chính mà các nước cần phải vượt qua. Thứ ba, WCED đúc kết lại việc theo đuổi phát triển bền vững trong bối cảnh nền kinh tế quốc tế bằng cách nhận ra rằng cần phải sắp xếp lại mô hình thương mại quốc tế và dòng vốn cũng như phải đảm bảo được các nước đang phát triển sẽ có ảnh hưởng lớn hơn trong các quan hệ kinh tế đó [189]. 

Năm 1992, Hội nghị của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển được tổ chức ở Rio de Janerio (Braxin) hay còn được gọi là Hội nghị thượng đỉnh trái đất. Tại Hội nghị, các công ước toàn cầu về biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học đã được ký kết; “Hiến chương về trái đất” – một bộ các nguyên tắc được kỳ vọng bởi các chính phủ và người dân cũng đã nhận được sự đồng thuận của 178 chính phủ; một chương trình hành động để thúc đẩy phát triển bền vững còn được gọi là Diễn đàn 21 cũng đã được thông qua; và một cơ chế thể chế trong hệ thống Liên hợp quốc, cụ thể là Ủy ban về phát triển bền vững cũng được thành lập.

Tuy nhiên, cho đến nay, thuật ngữ về phát triển bền vững được nói đến nhiều nhất vẫn là thuật ngữ do Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển (WCED) đưa ra vào năm 1987, khi cho rằng “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai [158]. Theo đó phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý hài hòa giữa ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường với nội dung cụ thể như sau: 

Phát triển bền vững về kinh tế là quá trình đạt được tăng trưởng kinh tế ổn định và đều đặn, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất, nợ chính phủ, đảm bảo cân đối cán cân thương mại, đầu tư có chất lượng, có năng suất cao thông qua việc nâng cao hàm lượng khoa học và công nghệ trong sản xuất, không làm phương hại đến xã hội và môi trường. 

Phát triển bền vững về xã hội là phát triển nhằm đảm bảo sự công bằng trong xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo người dân có cơ hội được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục nhưng không làm phương hại đến kinh tế và môi trường. 

Phát triển bền vững về môi trường là việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, duy trì một nền tảng nguồn lực ổn định, tránh khai thác quá mức các hệ thống nguồn lực tái sinh. Phát triển bền vững về môi trường cần duy trì sự đa dạng sinh học, sự ổn định khí quyển và các hoạt động sinh thái khác, cần hạn chế vấn đề nhiễm môi trường bao gồm cả ô nhiễm đô thị và khu công nghiệp, cần phải quản lý và xử lý tốt chất thải rắn, chất thải nguy hại, có khả năng ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai. Ngoài ra, phát triển bền vững về môi trường cần phải hướng được các doanh nghiệp từng bước thay đổi mô hình sản xuất, hướng doanh nghiệp đến các công nghệ sản xuất sạch hơn, thân thiện với môi trường hơn. Phát triển bền vững về môi trường phải đảm bảo không làm phương hại đến kinh tế và xã hội.

Ngoài dịch vụ viết luận văn tốt nghiệp của Luận Văn Việt, bạn có thể tham khảo dịch vụ nhận làm báo cáo thuê , dịch vụ chạy spss , viết luận văn bằng tiếng anh , viết tiểu luận thuê

1 view0 comments

Recent Posts

See All

Tim hieu Bancassurance o Viet Nam

Luận Văn Việt Group chuyên làm luận văn thuê cần thơ xin chia sẻ bài viết về Bancassurance là gì? Lý thuyết căn bản về Bancassurance...

Mau loi nhan xet cua don vi thuc tap tot nghiep moi nhat

Luận Văn Việt chuyên viết thuê luận văn thạc sĩ uy tín xin chia sẻ bài viết về Mẫu lời nhận xét của đơn vị thực tập tốt nghiệp chuẩn. Sau...

Comments


© 2013 by luanvanviet.com

Theo dõi

  • Fanpage Luận Văn Việt

Thanks for submitting!

bottom of page