Trong bài viết này, Luận Văn Việt chuyên viết thuê luận án tiến sĩ xin chia sẻ đến bạn đọc về chủ đề tăng trưởng kinh tế với vấn đề phát triển bền vững ở Việt Nam. Đây là một trong những đề tài tiểu luận khá phổ biến ở trường đại học. Nếu bạn cũng đang làm đề tài này hãy tham khảo ngay nhé.
📷
Tăng trưởng kinh tế với vấn đề phát triển bền vững ở Việt Nam
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế bền vững
1. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần
Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần cho phát triển nhưng không đồng nghĩa với phát triển. phát triển chỉ dựa trên tăng trưởng đơn thuần thì sự tăng trưởng đó không lâu bền. Nhiều bài học kinh nghiệm cho thấy, nếu sự phát triển không tương ứng hoặc chỉ đáp ứng đủ nhu cầu cho dân số hiện tại nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của dân số tương lai, phát triển dựa vào khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, không dựa trên cơ sở bảo vệ môi trường thì sự phát triển đó không thể gọi là bền vững.
Theo chuyên gia kinh tế thuộc ngân hàng thế giới : “ phát triển là nâng cao phúc lợi cho nhân dân. Nâng cao tiêu chuẩn sống và cải tiến giáo dục, sức khỏe và bình đẳng về cơ hội là tất cả những thành phần cơ bản của phát triển kinh tế. bảo đảm tất cả các quyền chính trị và công dân là một mục tiêu phát triển rộng hơn. Tăng trưởng kinh tế là một cách cơ bản để có được sự phát triển, nhưng trong bản thân nó là một đại diện không toàn vẹn của sự tiến bộ”.
Tất cả các nước đều đặt ra mục tiêu phát triển, muốn phát triển được phải dựa trên đôi cánh của tăng trưởng kinh tế. Nhưng tăng trưởng kinh tế không phải đôi cánh duy nhất, mặc dù nó được coi là quan trọng nhất cho sự phát triển.
Ngoài dịch vụ viết luận văn tốt nghiệp của Luận Văn Việt, bạn có thể tham khảo dịch vụ làm báo cáo thuê , chạy spss thuê , viết luận văn tiếng anh , làm tiểu luận thuê
2. Hậu quả của tăng trưởng đối với phát triển kinh tế bền vững
Tăng trưởng quá nhanh sẽ dẫn tới tình trạng lạm phát.
Có sự đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát, vì để tăng trưởng thì phải tăng đầu tư, mà để tăng đầu tư thì phải tăng tiền, tăng tín dụng.
Nếu nhìn vào hệ số ICOR (đo lường đơn vị đầu tư cần thiết để tạo thêm một đơn vị tăng trưởng), chúng ta thấy có hai triệu chứng: thứ nhất, là ICOR của ta tăng rất nhanh, đến giữa những năm 1990 để tạo ra 1 đơn vị tăng trưởng, tức là nền kinh tế vận hành kém hiệu quả, và đây là một nguyên nhân sâu xa gây nên lạm phát.Lạm phát ở Việt Nam có xu hướng tăng cao. Mức lạm phát trung bình của Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực.
Tăng trưởng kinh tế làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng
Tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ dẫn đến lạm phát.khi có lạm phát tức là giá cả sẽ tăng lên. Giá cả tăng sẽ tác động đến mọi người dân, nhưng tác động mạnh nhất là công chức nhà nước và người nghèo. Ở phương tây, có một câu nói đùa nhưng đầy ý nghĩa: “ lạm phát là một loại thuế hết sức dã man mà loại thuế này đánh mạnh nhất vào nhóm người nghèo khổ nhất”. Trong nhóm người nghèo bị tác động mạnh ở VN có một phần rất đông là nông dân, sản xuất nông nghiệp.
Nói một cách đơn giản, giá cả tăng sẽ tác động đến tất cả mọi tầng lớp, nhưng với những người giàu, có điều kiện sẽ ít bị tác động hơn vì trong tổng thu nhập , họ chỉ phải sử dụng một phần cho chi tiêu hàng ngày. Còn những người nghèo thì hầu hết thu nhập dùng cho chi tiêu hàng ngày, có bao nhiêu phải chi hết,thậm chí không đủ mà chi. Vì vậy, giá cả càng tăng thì càng tác động tiêu cực đến người nghèo và quá trình đó sẽ làm phân hóa giàu nghèo càng mạnh hơn.
Tăng trưởng kinh tế làm kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường sinh thái.
Cách thức phát triển của loài người trong mấy chục năm qua đã tạo ra áp lực làm kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên, phá vỡ cân bằng sinh thái, tổn hại đến môi trường – cơ sở tồn tại của chính bản thân con người. trong khi loài người chiếm lĩnh từ đỉnh cao của khoa học thì cũng là lúc phải đối mặt với nhiều thách thức từ môi trường; con người luôn bị đặt vào những tình huống bất ngờ không lường trước được: thiên tai, lũ lụt, hạn hán…
Tăng trưởng kinh tế hủy hoại giá trị truyền thống của quốc gia
Theo xu thế của thế giới nhiều quốc gia thực hiện chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước, các tổ chức quốc tế nhằm tạo môi trường quốc tế thuận lợi để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế xã hội, với xu thế ấy không ít quốc gia đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế mà không chú ý đến việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, dần hủy họa những giá trị của dân tộc, từ đó dẫn đến sự suy giảm về đạo đức, lối sống và những giá trị nhân văn khác.
Comments