Luận Văn Việt Group chuyên dịch vụ thuê làm đồ án tốt nghiệp xin chia sẻ bài viết về vốn huy động là gì? Nguồn vốn huy động trong ngân hàng thương mại.
1. Vốn huy động là gì?
Vốn của ngân hàng được hình thành qua các nguồn khác nhau . Để bắt đầu hoạt động của ngân hàng thì chủ ngân hàng phải có một lượng vốn nhất định , được gọi là vốn ban đầu . Trong quá trình hoạt động , ngân hàng gia tăng khối lượng vốn của mình thông qua các hoạt động huy động vốn như nghiệp vụ tiền gửi , nghiệp vụ đi vay và các nghiệp vụ khác ( dịch vụ uỷ thác , trung gian thanh toán…)
Vậy vốn huy động là gì? Vốn huy động là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng , thanh toán , các nghiệp vụ kinh doanh khác… Vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại , nó đóng vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng
![](https://static.wixstatic.com/media/434170_f1e8e4e2fde34fae9089b47036f3b2ba~mv2.jpg/v1/fill/w_588,h_392,al_c,q_80,enc_auto/434170_f1e8e4e2fde34fae9089b47036f3b2ba~mv2.jpg)
Vốn huy động là gì? Nguồn vốn huy động trong ngân hàng thương mại
Hiện nay, việc làm khóa luận, luận văn chiếm nhiều thời gian và công sức của bạn. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình làm tiểu luận, luận văn hãy tham khảo dịch vụ làm báo cáo tốt nghiệp thuê của Luận Văn Việt.
2. Tầm quan trọng của vốn huy động đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
– Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh
Khác với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, hoạt động của ngân hàng có những đặc trưng riêng, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu. Ngân hàng là tổ chức kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt trên thị trường tiền tệ (thị trường vốn ngắn hạn) và thị trường chứng khoán (thị trường vốn dài hạn).
Quá trình kinh doanh tiền tệ của ngân hàng được mã hoá bằng công thức T-T’, trong đó T là nguồn vốn bỏ ra ban đầu, T’ là nguồn vốn thu về sau một quá trình đầu tư, tiến hành hoạt động kinh doanh: T’>T. Từ công thức này, có thể khẳng định ngân hàng nào trường vốn là ngân hàng có nhiều thế mạnh trong cạnh tranh.
Vì vậy, ngoài nguồn vốn ban đầu cần thiết (vốn điều lệ) theo quy định thì ngân hàng luôn phải chăm lo tới việc tăng trưởng nguồn vốn trong suốt quá trình hoạt động của mình.
– Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thương trường.
Ngân hàng hoạt động dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, nếu không có uy tín thì ngân hàng không thể tồn tại và ngày càng mở rộng hoạt động của mình. Uy tín được thể hiện ở khả năng sẵn sàng chi trả cho khách hàng của ngân hàng. Khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của ngân hàng càng lớn.
Vì vậy, loại trừ các nhân tố khác, khả năng thanh toán của ngân hàng tỷ lệ thuận với vốn của ngân hàng nói chung và vốn khả dụng của ngân hàng nói riêng. Với khả năng huy động vốn cao , ngân hàng có thể hoạt động kinh doanh với quy mô ngày càng mở rộng, tiến hành các hoạt động cạnh tranh có hiệu quả, góp phần vừa giữ được chữ tín, vừa nâng cao thanh thế của ngân hàng trên thương trường.
– Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh giúp các doanh nghiệp có khả năng tự hoàn thiện mình hơn. Với ngân hàng vốn chính là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Thực tế đã chứng minh: quy mô vốn, trình độ nghiệp vụ, phương tiện kỹ thuật hiện đại là điều kiện tiền đề cho việc thu hút nguồn vốn, và nguồn vốn lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế xét cả về quy mô, khối lượng tín dụng, chủ động về thời hạn, lãi suất. Kết quả của sự gia tăng trên giúp ngân hàng kinh doanh đa năng trên thị trường, phân tán rủi ro, tạo thêm vốn cho ngân hàng và khi đó, tất yếu trên thương trường sức cạnh tranh của ngân hàng sẽ tăng lên.
3. Các nguồn vốn huy động là gì?
3.1 Nguồn tiền gửi
Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngân hàng thương mại . Khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động , nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng, bằng cách đó ngân hàng huy động tiền của các doanh nghiệp , các tổ chức và của dân cư.
Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng , chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng . Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao , các ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động khác nhau .
– Phân loại theo thời hạn
+ Tiền gửi không kỳ hạn
Đây là khoản tiền đúng như tên gọi của nó là thời gian gửi tiền không xác định, khách hàng (cá nhân , tổ chức) có quyền rút tiền ra bất cứ lúc nào.
+ Tiền gửi có kỳ hạn :
Ngược với khoản tiền gửi không kỳ hạn, đây là khoản tiền gửi với thời gian xác định. Nguyên tắc tiến hành khoản tiền gửi này là người gửi chỉ được rút tiền khi đến thời hạn như đã thoả thuận có thể là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm hoặc trên thế nữa.
– Phân loại theo đối tượng
+ Tiền gửi của dân cư
Các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng đến.Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với ngân hàng , họ đều có thể gửi tiết kiệm với mục tiêu đảm bảo an toàn và sinh lời đối với các khoản tiết kiệm , đặc biệt là nhu cầu bảo toàn.
+ Tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội
Các doanh nghiệp do yêu cầu của hoạt đông sản xuất kinh doanh nên các đơn vị này thường gửi một khối lượng lớn tiền vào ngân hàng để hưởng tiện ích trong thanh toán.
– Phân loại theo mục đích :
+ Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền để dành của mỗi cá nhân được gửi vào ngân hàng, nhằm hưởng lãi suất theo qui định.
+ Tiền gửi giao dịch hoặc tiền gửi thanh toán
Đây là khoản tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ. Trong phạm vi số dư cho phép , các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp hoặc cá nhân đều được ngân hàng thực hiện.
+ Tiền gửi “ lai ” ( vừa tiết kiệm vừa giao dịch )
Đây là loại tiền gửi mà người gửi vừa có thể yêu cầu ngân hàng thanh toán hộ , vừa có thể hưởng lãi suất định kỳ như một khoản tiền gửi tiết kiệm.
3.2 Nguồn đi vay
Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên khi cần các ngân hàng thường vay mượn thêm.
– Vay Ngân hàng nhà nước
Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của các ngân hàng thương mại.Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ, ngân hàng thương mại thường vay ngân hàng Nhà nước. Hình thức cho vay chủ yếu của ngân hàng nhà nước là tái chiết khấu ( hoặc tái cấp vốn ).
– Vay các tổ chức tín dụng khác
Đây là nguồn các ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng . Các ngân hàng đang có lượng dự trữ vượt yêu cầu sẽ có thể sẵn lòng cho các ngân hàng khác vay để tìm kiếm lãi suất cao hơn. Ngược lại, các ngân hàng đang thiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo thanh khoản.
– Vay trên thị trường vốn
Đây là nguồn vốn ngân hàng huy động một cách chủ động trên thị trường tài chính. Là trung gian tài chính, phải luôn đáp ứng nhu cầu về vốn, do vậy việc ngân hàng thiếu vốn là điều không thể tránh khỏi.
Comments