Trong bài viết này, Luận Văn Việt chuyên thuê viết chuyên đề xin chia sẻ đến bạn những lý luận cơ bản về đô thị hóa bao gồm khái niệm, tính tất yếu của đô thị hóa, mối quan hệ giữa đô thị hóa và công nghiệp hóa cũng như tác động của đô thị hóa.
📷
Những lý luận cơ bản về đô thị hóa
1. Khái niệm đô thị hóa
Các nhà khoa học thuộc nhiều bộ môn đã nghiên cứu quá trình ĐTH và đưa ra không ít định nghĩa cùng với những định giá về quy mô, tầm quan trọng và dự báo tương lai của quá trình này.
“Đô thị hoá” được hiểu theo chiều rộng là sự phát triển của thành phố và việc nâng cao vai trò của đô thị trong đời sống của mỗi quốc gia với những dấu hiệu đặc trưng như: tổng số thành phố và tổng số cư dân đô thị [3, 28]. Theo khái niệm này thì quá trình ĐTH chính là sự di cư từ nông thôn vào thành thị. Đó cũng là quá trình gia tăng tỷ lệ dân cư đô thị trong tổng số dân của một quốc gia.
Tuy nhiên, nếu chỉ hạn chế trong cách tiếp cận nhân khẩu học như trên thì sẽ không thể nào giải thích được toàn bộ tầm quan trọng và vai trò của ĐTH cũng như ảnh hưởng của nó tới sự phát triển của xã hội hiện đại. Các nhà khoa học ngày càng ngả sang cách hiểu ĐTH như một phạm trù kinh tế – xã hội, phản ánh quá trình chuyển hoá và chuyển dịch chủ yếu sang phương thức sản xuất và tiêu dùng, lối sống và sinh hoạt mới – phương thức đô thị. Đây là một quá trình song song với sự phát triển CNH và CM KHCN [11, 84].
Tóm lại, ĐTH là quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị đồng thời phát triển đô thị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở HĐH cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng quy mô dân số.
* Phân loại quá trình ĐTH:
Quá trình ĐTH diễn ra trên thế giới có thể phân chia thành 2 loại [15, 307]:
Quá trình ĐTH ở các nước đã phát triển: đặc trưng cho sự phát triển này là nhân tố chiều sâu và sự tận dụng tối đa những lợi ích, hạn chế những ảnh hưởng xấu của quá trình ĐTH. ĐTH diễn ra do nhu cầu công nghiệp phát triển, mang tính tự nhiên.
Quá trình ĐTH ở các nước đang phát triển: có đặc trưng là ĐTH không đi đôi với CNH (trừ một số nước công nghiệp mới – NIC). Sự bùng nổ dân số đô thị quá tải không mang tính tự nhiên mà do sức hấp dẫn từ sự cách biệt sâu sắc về chất lượng cuộc sống giữa đô thị và nông thôn.
* Quá trình ĐTH diễn ra theo 2 xu hướng
ĐTH tập trung (ĐTH “hướng tâm”): đó chính là sự tích tụ các nguồn lực tư bản và chất xám hình thành nên các trung tâm đô thị công nghiệp tập trung cao độ, những thành phố toàn cầu như Tokyo, Seoul,… Điều này sẽ dẫn đến xu hướng “CNH co cụm”, khi đó, chỉ những khu vực đô thị trung tâm là nơi thu hút vốn đầu tư, tập trung các hoạt động công nghiệp, trong khi các lĩnh vực vẫn chỉ là nông thôn và sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ đạo tạo ra sự đối lập giữa đô thị và nông thôn, đồng thời gây ra mất cân bằng sinh thái.
ĐTH phân tán (ĐTH “ly tâm”): là xu hướng dịch chuyển đầu tư và hoạt động sản xuất công nghiệp từ các lĩnh vực trung tâm ra các vùng ngoại vi, tạo nên hiệu ứng lan toả, thúc đẩy sự ra đời và hình thành các trung tâm vệ tinh công nghiệp. Điều này dẫn đến tiến trình “CNH lan toả”, các hoạt động công nghiệp ở đô thị trung tâm có xu hướng dịch chuyển ra ngoại vi để chuyển sang các hoạt động công nghiệp mức cao hơn, hay chuyên môn hoá các lĩnh vực kinh doanh, thương mại, dịch vụ. Xu hướng này sẽ đảm bảo cân bằng sinh thái, tạo điều kiện việc làm, sinh hoạt và nghỉ ngơi tốt cho dân đô thị và nông thôn.
2. Tính tất yếu của đô thị hóa
Bất cứ một quốc gia nào, dù là phát triển hay đang phát triển, khi chuyển biến từ nền kinh tế nông nghiệp lên nền kinh tế công nghiệp bằng con đường CNH thì đều gắn liền với ĐTH.
Trong lịch sử cận đại, ĐTH trước hết là hệ quả trực tiếp của quá trình công nghiệp hoá TBCN và sau này là kết quả của quá trình cơ cấu lại các nền kinh tế theo hướng hiện đại hoá: tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu và khối lượng GDP. Nhìn chung, từ góc độ kinh tế, ĐTH là một xu hướng tất yếu của sự phát triển.
Như vậy, ĐTH là một quy luật khách quan, phù hợp với đặc điểm tình hình chung của mỗi quốc gia và là một quá trình mang tính lịch sử, toàn cầu và không thể đảo ngược của sự phát triển xã hội. ĐTH là hệ quả của sức mạnh công nghiệp và trở thành mục tiêu của nền văn minh thế giới.
Ngoài dịch vụ viết luận văn tốt nghiệp của Luận Văn Việt, bạn có thể tham khảo dịch vụ nhận làm báo cáo thuê , dịch vụ chạy spss , viết luận văn bằng tiếng anh , làm tiểu luận thuê , nhận làm bài tập thuê
3. Mối quan hệ giữa quá trình đô thị hóa và quá trình công nghiệp hóa
ĐTH là một quá trình song song với sự phát triển CNH và cách mạng khoa học kỹ thuật. Quá trình ĐTH phản ánh tiến trình CNH, HĐH trong nền kinh tế thị trường. Không ai phủ nhận rằng một quốc gia được coi là CNH thành công lại không có tỷ lệ cư dân đô thị ngày càng chiếm vị trí áp đảo so với cư dân nông thôn. Đó cũng là lý do mà kinh tế học phát triển đã coi sự gia tăng tỷ lệ cư dân đô thị như một trong những chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tình trạng “có phát triển” của nền kinh tế chậm phát triển đang tiến hành CNH hiện nay. ĐTH trước hết là hệ quả trực tiếp của quá trình CNH và sau này là hệ quả của quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng HĐH: tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu và khối lượng GDP.
Đồng thời, trong điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, ĐTH giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường. ĐTH xúc tiến tối đa CNH.
HĐH đất nước. Sự nghiệp CNH – HĐH muốn thực hiện thành công cần phải chuyển đổi căn bản cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp với kỹ thuật cao, thay đổi cơ cấu lao động. Trước hết có sự tập trung cao các điểm dân cư, kết hợp với xây dựng đồng bộ và khoa học các cơ quan và các xí nghiệp trung tâm… Quá trình này là bước chuẩn bị lực lượng ban đầu cho CNH – HĐH đất nước. Khi đó máy móc hiện đại được đưa vào sản xuất nhiều hơn kéo theo việc nâng cao trình độ tay nghề công nhân, đồng thời nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý. ĐTH sẽ đánh dấu giai đoạn phát triển mới của tiến trình CNH, trong đó, công nghiệp và dịch vụ trở thành lĩnh vực chủ đạo của nền kinh tế, không chỉ xét về phương diện đóng góp tỷ trọng trong GDP mà còn cả về phương diện phân bố nguồn lao động xã hội.
Comments